Bộ trưởng Bộ TN&MT: Năm 2025 sẽ kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ TN&MT: Năm 2025 sẽ kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy

Chú thích ảnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường.

Bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường 

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được Chính phủ xác định là năm tăng tốc, bứt phá, tạo tiền đề, động lực cho năm 2025 để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết của Quốc hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

“Bản thân tôi được Đảng, Nhà nước phân công đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đến nay là gần 4 tháng, thời gian tuy chưa nhiều, nhưng qua công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, tôi ý thức rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ quản lý các nguồn lực quan trọng của quốc gia, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, khối lượng công việc và yêu cầu quản lý nhà nước đối với Bộ, cũng như toàn ngành Tài nguyên và Môi trường là rất lớn; đặc biệt, năm 2024 là năm bản lề, tăng tốc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho cả nhiệm kỳ”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết.

Theo Bộ trưởng, trong năm 2024, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. 

Trong đó, nổi bật là thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn phát triển của đất nước. Việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật được toàn Ngành triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Cùng với đó, hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia được xây dựng, qq jili casino login register ban hành và triển khai thực hiện, Tg777com tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phân bổ, abjiliAf777 app download bố trí, Vip777 game sử dụng hợp lý không gian và nguồn lực cho phát triển các ngành,magicjili4 lĩnh vực, các vùng kinh tế - xã hội, các địa phương và cả nước.

Đặc biệt, công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển, làm nền tảng thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, có chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu về môi trường đã trở thành tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả, tính bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia và từng địa phương. Các giải pháp về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế toàn hoàn, kinh tế các - bon thấp đã đạt được kết quả bước đầu.

Chú thích ảnh

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị.

Công tác dự báo khí tượng, thủy văn, dự báo,dự đoán xổ số thừa thiên huế 568 cảnh báo thiên tai luôn chủ động “đi sớm, đi trước”, chất lượng được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các biện pháp phòng, chống, qua đó góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Cùng với đó, công tác chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực; công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác quản lý nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường cũng còn những mặt tồn tại, hạn chế. 

Một số thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; chất lượng triển khai chính sách, pháp luật không đồng đều giữa các địa phương;

Nguồn lực tài nguyên ở nhiều nơi chưa được sử dụng hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, gây nên tình trạng lãng phí; việc vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản còn xảy ra ở nhiều nơi; Tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông, cụm công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm không khí tại các đô thị chưa được quan tâm khắc phục; Công tác phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để; công tác chuyển đổi số trong Ngành chưa đáp ứng với yêu cầu quản trị hiện đại; Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, địa bàn còn hạn chế.

Quyết liệt kiện toàn bộ máy

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiều ngày lễ lớn của quốc gia và dân tộc đồng thời cũng là thời điểm vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Do đó, ngành tài nguyên và môi trường đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra từ đầu nhiệm kỳ với tinh thần: “Mục tiêu, nhiệm vụ nào chưa hoàn thành thì phải hoàn thành; mục tiêu, nhiệm vụ nào đã hoàn thành rồi thì phải tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả”.

Theo đó, trong năm 2025, ngành sẽ tổ chức thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của bộ và các cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường tại địa phương theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW bảo đảm tiến độ, mục tiêu theo yêu cầu.

Cùng với đó, ngành sẽ tập trung hoàn thiện thể chế tạo đột phá thúc đẩy giải phóng nguồn lực tài nguyên, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững như: Triển khai đồng bộ, đầy đủ, toàn diện các quy định của Luật Đất đai năm 2024, Luật Tài nguyên nước năm 2023, Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024, các quy định mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; hoàn thành, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024, bảo đảm đồng bộ.

Trong năm 2025, ngành cũng sẽ tăng cường chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế; tham gia tích cực vào các nỗ lực chung toàn cầu về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới; phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao; tăng cường hình thức đặt hàng của các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, giải quyết các vấn đề mới đặt ra với ngành.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đặt ra 5 giải pháp đột phá quan trọng của ngành trong năm 2025 như: Tập trung thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW; tiếp tục cải cách, hoàn thiện thể chế, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật để phát huy nguồn lực về tài nguyên và môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, trong năm 2025, ngành sẽ hoàn thiện và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia, đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; tạo sự chuyển biến căn bản về tư duy và hành động đối với công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các lưu vực sông và ô nhiễm không khí tại các đô thị.

Cùng với đó, ngành tài nguyên và môi trường sẽ tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện chuyển đổi xanh nhằm hướng tới kinh tế tuần hoàn và kinh tế carbon thấp để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050