Mộng cố nhân được ấp ủ từ ước muốn xuất bản sách dành tặng cha, một nhà báo hưu trí yêu làm thơ thích viết lách, của cô gái chưa từng hoàn thành một tác phẩm nào. Phải đến khi cha từ giã cõi đời, nỗi lòng thương tiếc nhớ nhung thôi thúc cô viết ra câu chữ đầu tiên trong những ngày Tết năm đầu vắng cha.
Câu chuyện là hành trình luân hồi qua ba kiếp sống từ thời cổ đại mà trong đó nhân duyên con người được kết nối bằng nhân quả và ý nguyện.
Bút danh Thường Quán Hỷ là tên ghép pháp danh của cha mẹ tác giả, như dành trọn lòng tri ân đến đấng sinh thành. Lấy ý tưởng từ việc cha mất đúng ngày Giỗ tổ Hùng Vương, cô bắt đầu câu chuyện bằng cảnh vị vương thượng nước Hạ đưa tiễn cô công chúa nhỏ của mình đi làm con tin ở xứ người xa xôi.


Sách Mộng cố nhân. Ảnh: Hồng Lan.
Không tính toán hay sắp đặt, tác giả phát triển tình tiết theo chọn lựa của vị công chúa ấy trước từng sự kiện diễn ra một cách ngẫu nhiên, rồi từ đó mối liên kết giữa cô với những nhân vật khác từ các kiếp trước mới dần được sáng tỏ. Bởi vì, Thường Quán Hỷ muốn thông qua quyển sách, tìm câu trả lời cho câu hỏi khắc khoải trong tim "Ba sẽ đi về đâu?".
Rốt cuộc, cảnh chia ly của vị vương thượng và cô công chúa là cuộc gặp gỡ cuối cùng của cha con họ ở kiếp sống đó. Lúc đấy, tác giả đặt tựa chương "Kính Cha Thức Cảnh" vì "Thức Cảnh", tên thật của cha cô, quá phù hợp với tâm trạng thao thức của cô công chúa khi có dự cảm chẳng lành về sự chia xa vĩnh viễn. Và cũng tại đây, tác giả đã tìm thấy câu trả lời cho mình khi viết ra bài thơ hồi tưởng lại giây phút cha con cô nắm tay nhau thật chặt lần cuối...
“Thương con, cha vẫn còn nơi đó
Nhìn ngắm từng ngày chẳng muốn đi
Dẫu biết ngày sau còn ly biệt
Mặc kệ từng giờ từng phút trôi
Nắm chặt tay con, cha tự hỏi?
Bao giờ cha được có lại con
Vì biết là con đang gắng gượng
Nên cha đành nuốt nước mắt trôi
Đừng lo cho cha, con gái nhỏ
Cha nguyện một lòng với các con
Dù cho sương gió làm tan vỡ
Cũng chẳng thể nào phải chia xa
Cha vẫn ở đây, ở đây thôi
Ở trong sâu thẳm tâm hồn nhỏ
Che chở cho con mãi không thôi...”
Từ nỗi đau mất đi người thân, những giấc mơ tương phùng vì mong nhớ, tác giả đã vẽ nên câu chuyện tình ngàn năm không chỉ tôn thờ tình yêu đôi lứa, tôn trọng tình thân bằng hữu, tôn vinh tình cảm gia đình và cả tôn kính trung quân ái quốc. Trong mỗi kiếp sống, trước ngã ba đường giữa mong cầu cá nhân, gánh nặng gia tộc và nghĩa vụ quốc gia... họ đành bỏ lỡ nhau, thề nguyện hẹn gặp ở kiếp sau.
“Nhân duyên như sợi chỉ tơ hồng vô hình nhưng bền chặt, đưa những người hữu tình dù xa cách nghìn trùng rồi sẽ lại tương phùng. Chàng đẩy nàng đi, mong chờ vì mình mà trở về, nhưng chỉ nhận lấy một bóng lưng. Chàng tìm thấy nàng, những tưởng đã giữ được trong lòng, không ngờ sai lầm lại để vuột mất. Họ gặp lại nhau, ngăn cách bởi lời thề sắt son, liệu có thể nào trọn đời bên nhau?”
Mộng cố nhân không đơn thuần là câu chuyện ngôn tình, ẩn sâu bên trong cuốn sách là những triết lý nhân sinh khiến ta suy ngẫm và trăn trở về đời người. Mỗi cuộc đời thật ngắn ngủi với bao dự định và mong ước khó mà có thể vẹn toàn, Timeph đôi khi đi hết đoạn đường dài mới nhận ra đã lạc lối, phím sec viet nam hay nhat không còn có thể quay đầu. Đấu tranh hay từ bỏ,sex my hot cố chấp hay hy sinh, níu giữ hay buông tay, lý trí hay con tim… đâu là lối đi đúng dành cho chúng ta?
“Đã là bậc kỳ tài thì sao ông trời cho phép các người ẩn nấp lẩn trốn chứ! Đi đến đâu, ánh sáng chiếu rọi đến đó, chi bằng hiên ngang đứng trên cao lộng gió mà thách thức với đời.” - Trích lời Ly bà bà.
“Bọn họ đáng tội cũng đáng thương, cuộc sống bị xoay vần bởi mưu cầu cá nhân, tự ái sĩ diện, khờ dại dối lừa... Ai mắc nợ ai sớm muộn sẽ phải trả hoặc có thể đã trả.” - Trích lời Chư Cát Bình.
“Không phản kháng không phải vì hèn nhát! Đó là giải pháp duy nhất để bảo toàn mạng sống cho muôn dân. Còn...” - Nàng chưa dứt lời thì Thái tử chen vào - “Còn người là còn tất cả? Đó là câu nói của nàng? Câu nói khiến người Hạ nhịn nhục cho dù bị cướp đoạt, cưỡng bức!” - Trích lời Hạ Lan và Yên Phong
“Ở kinh thành nước Hạ cũng có một hồ sen lớn. Hàng năm vào mùa sen nở, chúng tôi đều tụ họp liên hoan, thách đố ngâm thơ đối đáp, thưởng hoa bình phẩm. Chẳng cần biết thắng thua tài kém, sang hèn giàu nghèo, có thể nhìn thấy người thân yêu của mình nụ cười nở trên môi là hạnh phúc lắm rồi.” - Trích lời Hạ Lan.
“Chẳng có gì là không thể! Nàng vì ta mà vi phạm lời thề, ta muốn vì nàng mà từ bỏ tất cả để nàng giữ trọn lời thề đó! Nàng vì ta mà phải đổi tên thì giờ đây ta cũng muốn đổi tên vì nàng. Nàng có thấy ông trời đang làm vị trọng tài công bằng cho hai chúng ta?” - Trích lời Yên Phong.
Trên tất cả, dù chỉ là hư cấu, quyển sách được dệt bằng tấm lòng chân thành, tình cảm thiêng liêng thuần khiết, mang thông điệp sâu sắc về niềm tin tương ngộ, là món quà ý nghĩa dành cho bạn và người mình thương yêu.
“… nay đi rồi, nhớ thương… đành để lại kiếp sau…”.
Bài viết của độc giả Lê Hồng Lan, được gửi từ email "[email protected]"
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn
0
Với 661 cước chú, hàng trăm trích dẫn từ 156 tài liệu tham khảo, 69 hình ảnh chụp các sắc lệnh, biên bản, bản đồ, công trình xây dựng…, cuốn sách cung cấp một nguồn tư liệu vô cùng phong phú, đáng tin cậy về đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Nếu không có kí ức, sẽ chẳng có ước mơ
0
Câu chuyện này vượt qua khỏi những giới hạn về sự tưởng tượng của cá nhân về một cuốn sách thiếu nhi, giúp tôi thẩm nghiệm nhiều bài học giá trị.
Có gì trong cuốn sách kinh tế học bán chạy nhất mọi thời đại?
0
“Các triết gia thế tục” nói về cuộc cách mạng kinh tế, cuộc đời, thời đại và tư tưởng của các triết gia thế tục, những người đã góp phần định hình nên ngành kinh tế học hiện đại.
rồng bạch kim bạc nhớ Bạn có thể quan tâmTạp chí điện tử Tri thức Cơ quan chủ quản: Hội Xuất bản Việt Nam Giấy phép báo chí: số 75/GP-BTTTT và số 442/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/02/2020 và ngày 29/11/2023 Phó tổng biên tập phụ trách: Lâm Quang Hiếu © Toàn bộ bản quyền thuộc Tri thức
Tòa soạn: Tầng 10, D29 Phạm Văn Bạch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0931.222.666
Giới thiệuLiên hệ: [email protected]
Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu về Chính sách Cookie tại đây
Từ chối Đồng ý