Họa sĩ Nguyễn Hải Nam có quá trình tìm tòi và sáng tác trên nhiều chất liệu như sơn dầu, lụa, giấy dó hay khắc gỗ… Tuy nhiên, chất liệu sơn mài đem lại cho anh nhiều cảm hứng và sáng tác được khối lượng tác phẩm ấn tượng nhất.
Sơn mài là chất liệu dân gian được người Việt và châu Á sử dụng trong sản xuất đồ mỹ nghệ hay kiến trúc từ lâu đời.
Các thế hệ thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (tiền thân của Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay) đã tìm tòi sáng tạo đưa sơn mài thành chất liệu trong sáng tác nghệ thuật.
Tác phẩm "Vườn thu" (Ảnh: Hồng Anh).
Sơn mài truyền thống (sơn ta) là chất liệu khó sử dụng với kỹ thuật vẽ nhiều lớp, kết hợp với dát kim loại như vàng, bạc và chỉ khô trong môi trường ẩm.
Tác phẩm hoàn thiện qua nhiều lần vẽ, dát vàng, dát bạc, mài… Quá trình sáng tác chỉ dừng lại khi người nghệ sĩ thấy đạt được hiệu ứng bóng, phẳng, sâu. Các lớp màu hòa quyện, ẩn hiện thể hiện đúng dụng ý nghệ thuật.
Họa sĩ Nguyễn Hải Nam chia sẻ: "Hiệu quả sau quá trình mài và vẻ đẹp tự thân của chất liệu tạo nhiều sức hút cho người vẽ và người ngắm tranh".
Ở triển lãm cá nhân tổ chức vào dịp cuối năm này, họa sĩ Nguyễn Hải Nam trưng bày nhiều tranh về những khu vườn mơ mộng.
Trong tranh,Agilaplay anh khắc họa hình ảnh những thiếu nữ đang mơ màng cùng hoa lá cỏ cây. Các chi tiết trong tranh qua nét vẽ của họa sĩ không thật mà biến ảo. Hoa cỏ và con người hòa vào nhau như một thực thể sống cùng phát triển theo mạch chuyển của cảm xúc.
Trong triển lãm có một số tranh họa sĩ dùng hình của quạt giấy sắp xếp theo nhịp điệu. Trên hình mảng của những chiếc quạt giấy, Jiliwow philippines họa sĩ đưa vào các chi tiết hoa lá, 5Jili gió, qq jili ph mây… Tác phẩm gợi cho người xem mơ về những ngày xưa cũ.
Người xem tranh chầm chậm khơi dậy ký ức, LOVEJILI 21 hoài niệm qua những màu sắc trầm, hình nét bay bổng. Dường như họa sĩ không cố tình vẽ một đối tượng cụ thể. Hình mảng,go88 tài xỉu màu sắc và nét tự sắp xếp tưởng như vu vơ mà hòa quyện, tạo nhịp điệu và hơi thở đặc biệt trong tranh.
Tác phẩm "Gió mùa hè" (Ảnh: Hồng Anh).
Với chất liệu sơn ta, bản thân vẻ đẹp của chất liệu đã là một lợi thế. Tuy nhiên nếu họa sĩ quá sa đà vào yếu tố chất liệu, kỹ thuật, thì dễ bỏ rơi cảm xúc… Tác phẩm có nguy cơ rơi vào phô diễn tay nghề, kỹ thuật mà đánh mất đi sự tươi mới, tình cảm sâu lắng hay những nét mơ mộng, thể hiện cá tính, cái tôi riêng của người nghệ sĩ.
Đến với triển lãm của họa sĩ Nguyễn Hải Nam lần này, người xem có thể thấy nghệ sĩ đã cân bằng rất khéo léo, không bị quá nghiêng về kỹ thuật hay buông theo cảm xúc.
Dù làm việc với chất liệu sơn mài truyền thống cần trải qua nhiều công đoạn, cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn nhưng mỗi bức tranh của họa sĩ Nguyễn Hải Nam vẫn biểu đạt sự phóng khoáng, bay bổng của cảm xúc. Đứng trước mỗi bức tranh của anh, người xem như được sống chậm lại, cảm nhận thật sâu lắng những vẻ đẹp vừa quen, vừa lạ của cuộc sống thường ngày.
Triển lãm mở cửa tự do từ ngày 17 đến hết ngày 23/12 tại nhà triển lãm số 29 Hàng Bài, Hà Nội.
Tư vấn qua điện thoại